ĐÁM TÀI PHIỆT:

 

Trong bất cứ sự kiện nào không thể phủ nhận vai trò của ngân hàng nhà nước ( hay ngân hàng trung ương, cục dự trữ liên bang) có thể kìm hãm xu hướng của nền kinh tế. Ngân hàng trung ương cũng là 1 tác nhân gây ra lạm phát. Nạn lạm phát làm mất rất nhiều giá trị tiền bạc của người dân.

Tuy nhiên sự tước đạt tài sản này lại được lựa chọn cẩn thận. Nó không chống lại các giai cấp giầu có- giai cấp có khả năng điều khiển làn sóng lạm phát theo tài sản hữu hình mà họ có được. Và đặc biệt điều này không chống lại một số phần tử ưu tú của xã hội, các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ, những người kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ doanh nghiệp.

 ”Những người giầu có sẽ đấu tranh để thiết lập quyền thống trị của mình và biến tất cả mọi người thành ”nô lệ”. Họ vẫn thường làm và sẽ làm như vậy… ”—- Governeur Morris.

PS. Năm 1932, một nhóm các nhà đầu tư tài chính giàu nhất thế giới gồm bảy người gặp nhau tại khách sạn Edgewater ở Chicago. Tài sản của họ nhiều hơn cả Kho bạc Nhà nước Mỹ và trong nhiều năm qua, giới truyền thông đưa tin về họ như những hình mẫu thành công điển hình.Vậy họ là ai? Charles Schwab – chủ tịch tập đoàn thép lớn nhất thế giới, Arthur Cutten – nhà đầu tư lúa mì lớn nhất thời kỳ, Richard Whitney – Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán New York, Albert Fall – thành viên Nội các, Jesse Livermore – nhà đầu cơ giá xuống nổi tiếng nhất của Phố Wall, Leon Fraser – Chủ tịch Ngân hàng thanh toán Quốc tế và Ivan Kruegger – ông chủ hãng độc quyền lớn nhất thế giới.

Điều gì đã xảy ra với họ? Ông Schwab và Cutten chết trong khốn khó; Whitney phải ở trong nhà lao Sing Sing nhiều năm; Fall cũng ngồi tù thời gian dài, nhưng sau đó được phóng thích nên ông ta đã qua đời tại nhà; những người còn lại như Livermore, Frase và Kruegger đều tự vẫn.

👉👉👉 làm dân đen có vẻ an toàn hơn làm nhà tài phiệt thì phải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281