GÍA CỔ PHIẾU (GIÁ BĐS ) VÀ NỀN KINH TẾ: đâu là con gà, đâu là quả trứng.

 

Sự tăng giá bất động sản và giá cổ phiếu có tác động đối với tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập quốc dân bởi 2 lí do dưới đây:

1️⃣Một là các hộ gia đình giầu có thì chi phí tiêu dùng tăng. Các hộ gia đình đặt mục tiêu tiết kiệm và làm giàu; họ trở nên giàu có hơn nhờ giá tài sản tăng, các gia đình này sẽ tiết kiệm ít đi và chi tiêu nhiều hơn.

2️⃣Thứ hai là giá cổ phiếu tăng tác động tới hoạt động đầu tư. Khi giá cổ phiếu tăng, các doanh nghiệp có thể tăng tiền mặt nhờ các nhà đầu tư hiện tại và các nhà đầu tư mới với chi phi thấp hơn và có thể đảm nhận các dự án sinh lời kém hơn. Do vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp biến đổi nghịch đảo với giá cổ phiếu: giá cổ phiếu càng cao so với tiền lãi của doanh nghiệp thì chi phí vốn càng thấp. Chi phí vốn càng thấp, doanh nghiệp càng mở rộng đầu tư vào sản xuất và mua sắm thiết bị, vì giá cổ phiếu cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn và vẫn có khả năng sinh lời.

💣💣💣Một câu nói rập khuôn cho rằng giá cổ phiếu là thước đo số một về các thay đổi của nền kinh tế.

👉👉👉Nhưng câu trả lời lại chính là sự thay đổi của giá cổ phiếu đã dự đoán trước 6 tháng đối với ba cuộc suy thoái gần đây.

Giá cổ phiếu Mỹ suy giảm từ 4-6 tháng trước khi nền kinh tế sụp đổ vào đầu thập niên 1930. Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy sụp sau khi giá cổ phiếu và giá bất động sản bắt đầu lao xuống dốc vào đầu năm 1990. Một trường hợp ngoại lệ đó là sau khi giá cổ phiếu Mỹ sụt giảm năm 2000 và tiếp tục trong hai năm tiếp chỉ tạo ra một cuộc suy thoái nửa vời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281