Đôi nét về Carl Icahn
Carl Icahn sinh năm 1936, trong một gia đình gốc Do Thái. Dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng ông đã tốt nghiệp ĐH Princeton danh giá. Năm 1961, ông bắt đầu làm nhân viên môi giới chứng khoán và sau đó làm việc tại NYSE. Tận dụng các giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) và giao dịch quyền chọn, ông có lúc vay tiền để chơi chứng khoán tuy đã có thu nhập khoảng 1,2 – 2 triệu USD mỗi năm.
Sau này ông đã có thể tự lập nên Icahn Enterprises của riêng mình. Ông nổi tiếng với chiến thuật không ngần ngại bán tài sản của công ty, thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì để có thể thu lợi về nhanh nhất, bất chấp doanh nghiệp có thể sẽ bị thâu tóm hay phá sản sau đó.
Trong giai đoạn huy hoàng, Icahn Enterprises đã tạo ra lợi nhuận lên tới 840% so với 250% của Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett.
1. Tappan&Co:
Từ cuối năm 1977, Carl Icahn bắt đầu mua vào cổ phiếu của Công ty Tappan – một công ty sản xuất lò nướng có trụ sở đặt tại Ohio. Ông tiếp tục mua cho đến khi sở hữu 20% cổ phần của công ty. Qua phân tích báo cáo tài chính, ông nhận thấy giá trị cổ phiếu tiềm năng của công ty ở mức 20 USD/cổ phiếu, cao hơn giá trị đang niêm yết mức giá 7,5 USD. Tappan còn có một đặc điểm khác hấp dẫn Icahn, đó là không có một cổ đông nào được nắm quyền kiểm soát. Icahn lập ké hoạch thay đổi quy định này bằng cách tích luỹ dần cho đến khi ông thật sự kiểm soát 20% cổ phần của công ty.
Mục đích của ông là kiểm soát vận mệnh tài chính của công ty này đến khi có thể bán lại cho một công ty khác với giá cao hơn gấp nhiều lần, hoặc thuyết phục ban quản trị công ty mua lại cổ phần của ông với giá cao, nếu không muốn chia sẻ quyền kiểm soát. Thế nào cũng được, miễn là ông có lãi. Đến năm 1987, Tappen&Co đã bị Electrolux mua lại và lợi nhuận mà Carl Icahn thu được từ công ty lên đến 2,7 triệu USD.
2. Trans World Airlines (TWA):
Sau khi “hạ gục” Tappen&Co, Carl Icahn tiếp tục chuyến “đi săn” và lần này là công ty hàng không Trans World Airlines (TWA) vào năm 1985.
Sau khi thông tin về việc Carl Icahn dự định sẽ đầu tư vào TWA, ban lãnh đạo lo sợ Carl Icahn “xé lẻ” doanh nghiệp nên đã tìm đến đối tác sáp nhập cùng hãng hàng không Texas International Airlines của chuyên gia quản lý hàng không Mỹ Frank Lorenzo. Texas International Airlines đồng ý mua lại hệ thống đặt chỗ và bộ phận quốc tế của TWA, 2 bộ phận có giá trị nhất của hãng. Nếu Texas International Airlines có được 2 hệ thống này từ TWA, hãng sẽ dần mất giá trị và Carl Icahn sẽ rút lui. Để ngăn chặn 2 hãng hàng không sáp nhập với nhau, Carl Icahn đã vay nợ và đưa ra yêu cầu sở hữu 45,54% cổ phần của công ty với giá 24USD/cổ phiếu. Cuộc tranh giành bắt đầu trở nên gay cấn khi Frank Lorenzo đưa ra một đề nghị sở hữu 6% cổ phần của TWA với giá 26 USD/cổ phiếu.
Tuy nhiên, Carl Icahn đã đi trước táo bạo khi bí mật liên hệ với công đoàn phi công và công đoàn công nhân máy móc hứa với họ sẽ tăng lương và lợi nhuận và cho phép họ quyền sở hữu cổ phiếu của hãng. Đòn tấn công không ngờ này giúp Carl Icahn đạt được chiến thắng tuyệt đối trong cuộc tranh giành TWA. Ban lãnh đạo TWA đã họp biểu quyết và Carl Icahn được chỉ định trở thành chủ tịch với hơn 50% cổ phần. Sau khi có được TWA, Carl Icahn đã cắt giảm 3.000 nhân viên, chất lượng phục vụ ngày càng yếu kém khiến hãng lỗ đến 169 triệu USD chỉ trong 1 quý.
Sau đó, Carl Icahn quyết định bán đường bay từ Mỹ đến thủ đô London (Anh) cho hãng American Airlines với giá 445 triệu USD vào năm 1991. Việc bán dần tài sản của công ty giúp Carl Icahn trả nợ khoản tiền vay đã sử dụng để mua TWA. Tuy nhiên, những quyết định trên càng khiến TWA lâm vào khủng hoảng, giá cổ phiếu sụt giảm. Năm 1993, TWA tuyên bố phá sản, Carl Icahn từ chức và yêu cầu ban lãnh đạo thanh toán toàn bộ cổ phần của mình.
TWA đưa ra phương thức trả giá trị cổ phiếu của Carl Icahn bằng quyền mua tất cả các loại vé của hãng chỉ giá 55 xu để bán lại cho khách hàng với giá cao hơn. Hãng TWA có gài thêm yêu cầu không được bán các loại vé này cho các công ty du lịch nhằm khiến ông không thể thu được lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng Carl Icahn đã thành lập một trang web lowestfares.com để bán vé TWA. Động thái này khiến hãng không lường trước, đã thiệt hại 100 triệu USD vì không có điều khoản ngăn bán vé máy bay thông qua internet. Đến năm 2001, hãng đã không thể trả hết các khoản nợ tuyên bố phá sản lần thứ 3 và để American Airlines tiếp quản.
3. Phillips Petroleum:
Tuy nhiên, thương vụ lớn đầu tiên của Icahn là mua cổ phiếu của Phillips Petroleum. Bắt đầu vào tháng 12-1984, ông đã tích lũy được khoảng 5% cổ phần của Phillips Petroleum ở mức giá 46 đến 47 usd mỗi cổ phiếu. Vào tháng 2-1985, ông đề xuất mua toàn bộ công ty với giá 55 USD mỗi cổ phiếu trong vụ mua đứt bằng tiền vay trị giá 8,1 tỷ USD hoặc ban quản trị mua hết cổ phiếu của ông với cùng mức giá đó. Ban quản trị thông báo kế hoạch điều chỉnh cơ cấu vốn của mình (bao gồm cả một chiến lược phòng ngừa việc chia sẻ quyền lực). Icahn liền khởi động cuộc chiến ủy nhiệm để đánh bại kế hoạch ấy. Cuối cùng ông đã giành phần thắng.
Tháng 3-1985, Phillips đã mua hết cổ phần của ông. Icahn ra đi với khoản lợi nhuận 50 triệu USD, cộng thêm phụ phí 25 triệu USD, chỉ 3 tháng sau khi ông mua cổ phiếu đầu tiên. Cứ thế các thương vụ tiếp tục được thực hiện, lần sau lãi lớn hơn lần trước, mang lại cho Icahn những khoảng lợi nhuận khổng lồ. chẳng hạn thương vụ cổ phiếu Công ty ACF cũng trong năm 1984 giúp ông bỏ túi 325 triệu USD còn thương vụ cổ phiếu Công ty Texaco trong hai năm từ 1987-1989 giúp mang về cho ông khoản khổng lồ, trên 500 triệu USD.
4. Dan River :
Khi Icahn bắt đầu mua vào tháng 9 năm 1982, giá mỗi cổ phiếu chỉ ở khoảng trên dưới 10 đô-la, nhưng sau đó đã tăng lên 38 đô-la. Chỉ 2% cổ phiếu được kiểm soát chặt chẽ.
Chiến thuật của ông: Tích luỹ được 15% cổ phần và nói với ban quản trị rằng ông sẽ mua 40 đến 50% cổ phần của công ty ở mức giá 16-17 đô-la mỗi cổ phiếu để giành quyền kiểm soát. Ban quản trị kiện ông ra toà, những Icahn đã kháng án thành công. Ông mua thêm 15 triệu đô-la cổ phần trong một cuộc đấu giá có quy mô nhỏ hơn. Ban quản trị cố tìm một “vị cứu tinh” nhưng không ai muốn mua lại công ty này . Cuối cùng, ban quản trị đành thuyết phục nhân viên dùng quỹ hưu để mua lại cổ phiếu của công ty mà Icahn đang nắm giữ nhằm bảo vệ quyền kiểm soát của ban quản trị.
Kết quả: Ông đã bán hết cổ phiếu ở mức giá 26 đô-la mỗi cổ phiếu và thu về khoản lợi nhuận 8 triệu đô-la chỉ trong 6 tháng.
5. ACF Industries:
Vụ đầu tư: Giá trị thanh lý ước tính khoảng 60 đô-la mỗi cổ phiếu, so với giá cổ phiếu là 32 đô-la khi Icahn bắt đầu mua vào năm 1984.
Chiến thuật của ông: Icahn đã mua 13,5% cổ phần với giá 32 đến 41 đô-la mỗi cổ phiếu. Tăng lên 18,3% và say đó là 27%. Ban quản trị ACF đã cố bảo vệ quyền kiểm soát bằng việc mua lại bằng tiền vay ở mức giá 50 đô-la mỗi cổ phiếu, nhưng Icahn không chấp nhận và ông đã dồn họ đến bước đường cùng.
Kết quả: Mua số cổ phần còn lại với giá 54,5 đô-la, tổng cộng là 405 triệu đô-la. Bán hai bộ phận của ACF lấy 325 triệu đô-la, và biến ACF thành một phương tiện khác cho các vụ mua tiếp quản của ông.
6. Texaco:
Texaco bỗng nhiên đổi ý và lấy lại Getty Oil sau khi hợp đồng mua bán với Pennzoil đã ký kết xong. Pennzoil kiện và chiến thắng với phán quyết của toà án buộc Texaco bồi thường 11,1 tỉ đô la. Texaco nộp hồ sơ xin phá sản vào tháng 4 năm 1987. Icahn dự đoán rằng giá cổ phiếu này sẽ tăng cao, nếu có thể thuyết phục ban quản trị Texaco dàn xếp với Pennzoil.
Chiến thuật: Icahn bắt đầu mua trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào “ngày thứ Hai đen tối” 19 tháng 10 năm 1987. Đến giữa tháng 11 ông đã tích luỹ được 5.885.000 cổ phiếu Texaco với giá trung bình 33,95 đô-la mỗi cổ phiếu. Sau đó, ông mua thêm 10% nữa với giá 29 đô-la từ tay săn lung doanh nghiệp người Úc Robert Holmes á Court – người bị rơi vào tình trạng túng quẫn do cuộc khủng hoảng và lúc này đang cần rất nhiều tiền mặt. Với 12,5% cổ phiếu, giờ đây Icahn là cổ đông lớn nhất của Texaco. Ban quản trị hy vọng có thể đánh bại Pennzoil tại toà, dù cơ hội rất mong manh. Tháng 12 năm 1987, thẩm phán phiên toà phá sản phán quyết rằng cổ đông và chủ nợ có thể thương lượng trực tiếp với Pennzoil. Icahn cùng các cổ đông khác thúc đẩy một vụ dàn xếp bên ngoài toà án. Cuối cùng, Pennzoil chấp nhận con số 3 tỉ đô-la, trong khi ban quản trị Texaco vẫn lớn tiếng phản đối.
Kết quả: Icahn đề xuất mua toàn bộ công ty với giá 60 đô-la mỗi cổ phiếu. Khi Icahn vừa chuẩn bị thức hiện chiến thuật quen thuộc của mình là vận động sự ủng hộ của các cổ đông thì ban quản trị công ty lập tức phản ứng lại bằng một kế hoạch liên quan đến việc bán một số tài sản và một khoản cổ tức đặc biệt. Icahn đã thua trong trận đấu đó, nhưng lại thắng cả cuộc chiến khi ông bán cổ phần của mình ở Texaco với mức giá 49 đô-la mỗi cổ phiếu vào ngày 1 tháng 6 năm 1989. Chỉ trong một năm rưỡi, ông đã có khoản lợi nhuận trên 500 triệu đô-la.