NHỮNG CHUYÊN GIA DỰ BÁO TTCK BẰNG PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (phần 1)

 

Các chuyên gia kỹ thuật có thể không đưa ra dự đoán chính xác, thế nhưng đội ngũ này vẫn rất đa dạng. Chẳng hạn, vào thập niên 1980, chuyên gia dự báo thị trường có tầm ảnh hưởng lớn nhất là chàng trai trẻ Robert Prechter.

Prechter bắt đầu quan tâm đến những điểm tương đồng giữa tâm lý xã hội và thị trường chứng khoán khi còn là sinh viên trường Đại học Yale. Sau khi tốt nghiệp, Prechter chơi trống cho một ban nhạc rock trong suốt 4 năm, sau đó về làm chuyên gia phân tích kỹ thuật sơ cấp cho tập đoàn Merrill Lynch. Tại đây, Prechter tình cờ gặp được một kế toán vô danh tên là R. N. Elliott, người đã xây dựng một lý thuyết bí mật mà ông khiêm tốn gọi là Lý thuyết sóng Elliott.

Giả thuyết của Elliott là có những làn sóng tâm lý đầu tư có thể tiên đoán được và chính làn sóng tâm lý đó đã điều khiển thị trường với chu kỳ dao động lên xuống tự nhiên. Elliott tin rằng khi theo dõi làn sóng tâm lý, một người có thể phát hiện ra các xu hướng thay đổi lớn trên thị trường. Quá phấn khích với phát hiện này, năm 1979, Prechter quyết định bỏ việc ở Merrill Lynch để viết một thư thông báo nhà đầu tư từ một địa điểm không có thực ở Gainesville, Georgia.

Dự đoán ban đầu của Prechter chính xác một cách kỳ lạ. Đầu thập niên 1980, ông dự đoán thị trường sẽ tăng giá mạnh với chỉ số Dow tăng lên ngưỡng 3.600 sau khi tạm thời dừng ở mức 2.700. Prechter là hiệp sỹ vàng giai đoạn đó, khiến những người tin vào dự đoán của anh ta vét sạch túi đầu tư trong suốt tháng 10/1987.

Điềm xấu bắt đầu xuất hiện vào thời điểm sau tháng 10/1987. Với danh tiếng của mình, Prechter khẳng định xác suất thị trường sụt giá 10% vào ngày 5/10/1987 là “50/50”, khi chỉ số Dow vẫn đang ở trên mức 2.600. Prechter đã khuyên các nhà đầu tư và người giao dịch chứng khoán bán ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức lại được tư vấn nên cố bám lấy mục tiêu cuối cùng là chờ chỉ số Dow đạt 3.686. Sau khi thị trường sụp đổ, chỉ số Dow tụt xuống gần 2.000, Prechter quay ra dự đoán thị trường giá xuống trong một thời gian dài và khuyến cáo nên nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính. Anh ta dự đoán “thời kỳ thị trường giá lên vùn vụt đã chấm dứt” và đến đầu thập niên 1990, chỉ số công nghiệp Dow Jones sẽ bổ nhào xuống dưới 400. Không ủng hộ việc mua vào, Prechter đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng khi toàn bộ thị trường đồng loạt lên giá vào thập niên 1990. Đối với vị quân sư nổi danh, đây chẳng khác nào một nhát đâm chí tử. Thế nhưng, Prechter vẫn bám riết lấy dự đoán về thị trường giá xuống và đúng là anh ta đã tìm lại được một vài người ủng hộ khi thị trường bắt đầu đi xuống vào đầu thập niên 2000.

👉👉👉Điều này chỉ chứng tỏ rằng nếu một người lúc nào cũng dự đoán về hiện tượng tăng giá (hoặc sụt giá), đôi lúc dự đoán của họ cũng tỏ ra chính xác

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281