KỶ LUẬT GIAO DỊCH (PHẦN 2): BA CẤP ĐỘ VỀ TÍNH KỶ LUẬT TRONG ĐẦU TƯ

Ba cấp độ khác nhau về tính kỷ luật trong đầu tư là: chuẩn bị và lên kế hoạch, triển khai và thực hiện quản lý rủi ro. Như đã nói ở phần trước, những cấp độ này phụ thuộc lẫn nhau. Nếu không có các cấp độ khác thì cấp độ còn lại sẽ không hình thành được hoặc nếu có thì cũng sẽ không hiệu quả.

Chuẩn bị và  lập kế hoạch

Nếu như bạn muốn theo đuổi một phương thức, một hệ thống giao dịch hay sử dụng một chỉ số như những gì được đề cập trong các cuốn sách mà nhiều nhà đầu tư đang biết đến thì hệ thống này cần phải được duy trì ở trạng thái hoạt động. Bạn phải đảm bảo rằng hệ thống này được cập nhật và chính xác nếu như bạn muốn nó phục vụ tốt cho mục tiêu của mình với các tín hiệu giao dịch chính xác.

Bất luận là bạn tiếp cận theo phương pháp nào, cấp độ kỷ luật này luôn đúng. Cho dù bạn có thể thực hiện giao dịch hay đầu tư dựa vào thông tin trên báo chí, báo cáo tài chính hay thông qua việc đánh giá cách thức quản lý của doanh nghiệp thông qua các biểu đồ giá, các chỉ số kỹ thuật, một hệ thống giao dịch qua máy tính hay thông qua tất cả những nhân tố này, song bạn có thể không thành công nếu như công việc của bạn không được update thường xuyên.

Triển khai

Đây là cấp độ kỷ luật khó nhất đối với phần lớn các nhà đầu tư. Trong khi các nhà đầu tư không gặp phải khó khăn gì trong việc update các hệ thống giao dịch của mình nhưng họ có thể gặp rất nhiều vấn đề trong việc triển khai chúng. Vấn đề này là khá phổ biến và có rất nhiều cuốn sách đã viết về chủ đề này. Thất bại trong việc triển khai các quyết định đầu tư của mình là kết quả của các nhân tố như không theo sát diễn biến, không tự tin hay sợ hãi.

Việc không theo sát các diễn biến có thể dễ dàng khắc phục bằng cách tìm thêm các đối tác để cùng tham gia hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ. Nhưng thiếu tự tin hay sợ hãi thường không dễ vượt qua. Do đó mỗi cá nhân có những kinh nghiệm riêng với những gì họ cảm thấy lo sợ nên vấn đề này cần phải được giải quyết theo từng cá nhân một.

Quản lý rủi ro

Điều này hiện đang là vấn đề được hiểu sai trong lĩnh vực đầu tư. Những nhà đầu tư không có tính kỷ luật vẫn rất nhiều. Họ là những người mà thường xuyên ”góp gạo” cho những người thành công hơn. Thiếu phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả là yếu tố có thể làm cho khoản lỗ nhỏ có thể trở thành một khoản lỗ lớn hay chuyển từ một khoản lãi lớn trở thành một khoản lãi nhỏ.

Phần lớn các nhà đầu tư và giao dịch cổ phiếu thừa nhận rằng những giao dịch thua lỗ nhiều nhất của họ thường là những giao dịch mà trên thực tế họ có thể dừng lại ở mức lỗ thấp hơn nếu họ dựa vào hệ thống giao dịch của họ nhưng họ đã kéo dài quá lâu. Và họ cũng thừa nhận rằng họ thường xuyên cảm thấy hài lòng với những khoản sinh lợi quá sớm và thực hiện nhiều giao dịch quá sớm. Vì thế họ thường đánh mất nhiều cơ hội do không theo đúng các phương pháp quản lý rủi ro. 

Khả năng kết thúc một giao dịch thua lỗ đúng lúc và kéo dài hơn các giao dịch thành công đến thời điểm này là một trong những yếu tố quan trọng nhất về tính kỷ luật trong giao dịch. Số tiền mà nhiều nhà đầu tư mất do tìm cách gỡ lại số tiền thua lỗ thường lớn hơn so với các trường hợp lựa chọn cắt bỏ sớm các khoản đầu tư yếu kém.

KỶ LUẬT GIAO DỊCH (PHẦN 1)— KHÁI NIỆM THỰC TẾ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281