✅✅✅Không có một định nghĩa về suy thoái được áp dụng đồng loạt ở tất cả các quốc gia. Nhưng thông thường, người ta thường cho rằng suy thoái sẽ là một khoảng thời gian (thường là một hoặc hai quí) khi qui mô của nền kinh tế thu hẹp lại. Chẳng hạn, theo Cơ quan nghiên cứu quốc gia (NBER), Mỹ đã có 11 cuộc suy thoái lớn kể từ năm 1945, tính cả lần suy thoái 2008-09 đi tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính nợ dưới chuẩn
👉👉👉Tính bình quân, suy thoái ở các nước phát triển, ít nhất là trong giai đoạn sau thế chiến thứ hai, thường kéo dài khoảng 1 năm (bốn quí) và gây tổn thất sản lượng tích lũy khoảng 3% GDP.
🌐🌐🌐Các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn thường kéo dài hơn và gây tổn thất sản lượng lớn hơn. Các cuộc khủng hoảng toàn cầu hiếm xảy ra hơn khủng hoảng quốc gia, vì khi có những nền kinh tế suy thoái thì một số nền kinh tế khác vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng. Theo IMF đã có 4 cuộc khủng hoảng toàn cầu trong giai đoạn sau thế chiến thứ II: 1975, 1982, 1991, và 2009.
1️⃣Cuộc khủng hoảng năm 1975 đi theo ngay sau giai đoạn tăng mạnh giá năng lượng và thực phẩm bắt đầu từ năm 1973. Do bản chất “chi phí đẩy” của cuộc khủng hoảng này, lạm phát vẫn ở mức cao khi thất nghiệp gia tăng.
2️⃣ “Cú sốc Volcker” – là tên gọi cho giai đoạn lạm phát cao ở Mỹ cuối những năm thập kỷ 70 khi Paul Volcker làm thống đốc – và những nỗ lực tương tự để giảm lạm phát ở châu Âu đã diễn ra ngay trước cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1982.
3️⃣Lãi suất cao đã làm chậm tăng trưởng sản lượng ở các nước tiên tiến và dẫn đến khủng hoảng nợ ở châu Mỹ Latin. Nhiều yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1991, bao gồm cuộc khủng hoảng tiết kiệm và vốn vay trong hệ thống ngân hàng ở Mỹ và cuộc chiến vùng Vịnh, khiến giá năng lượng tăng cao trong một thời gian.
4️⃣Cuộc khủng hoảng toàn cầu 2009 đến nay là nghiêm trọng nhất trong bốn lần khủng hoảng xét về tổn thất sản lượng. Sản lượng toàn cầu bình quân đầu người giảm 2,5% và tổng hoạt động thương mại thu hẹp 11%. Đây là kết quả tồi tệ nhất
kể từ Đại khủng hoảng của thập niên 1930.