- Gil Blake là một nhà kinh doanh và quản lý quỹ người Mỹ được kính trọng, nổi tiếng với chiến lược định thời điểm thị trường quỹ tương hỗ.
- Với sự nghiệp kéo dài hơn 30 năm, Blake đã thể hiện sự nhạy bén trên thị trường và trở thành một nhân vật ngày càng nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính.
- Hiệu suất vượt trội và tính nhất quán đã giúp ông ấy được công nhận và góp mặt trong “Những phù thủy thị trường mới” của Jack Schwager .
Trong cuộc phỏng vấn, ông có nói “Tôi có thói quen tiếp thu giữ lại những gì tôi cảm thấy cho dù ngày hôm sau có chuyện gì xảy ra đi nữa.”
Thói quen đó là gì vậy?
Tôi luôn sẵn sàng đối đầu với những mất mát thua lỗ trước khi chúng xảy ra. Tôi đã diễn tập quá trình thua lỗ trước khi vào một vụ làm ăn, tôi thường hình dung trước tình hình trong trường hợp xấu nhất. Làm như vậy, tôi giảm thiểu được sự lúng túng nếu tình hình ấy thực sự phát triển. Theo quan điểm tôi, thua lỗ là một phần rất quan trọng của nghiệp kinh doanh. Khi sự thua lỗ xảy đến, tôi ôm choàng lấy nó.
Tại sao vậy?
Ôm choàng thất bại, thấm thía thất bại, tôi sẽ ít sợ hãi sự mất mát có thể có vào lần sau. Nếu trong 24 giờ mà tôi không vượt qua được những xúc cảm để chấp nhận một mất mát, vậy là tôi đang kinh doanh quá lớn hay là còn sai lầm chỗ nào khác nữa. Cũng vậy, quá trình diễn tập những mất mát tiềm ẩn và đối đầu với những mất mát thật sự dần dần giúp tôi thích nghi với các rủi ro ngày càng cao. Số tiền bây giờ tôi đang điều hành đang lớn lên từ 15 đến 20%/ năm, điều ấy cho thấy rủi ro của đồng đôla tôi đang nhận cũng đang gia tăng với một tốc độ như vậy. Cách tốt nhất tôi có thể đối phó với sự thật đó là sẵn sàng nhận ra mối nguy ở mỗi cấp độ.
Có vụ làm ăn nào anh đặc biệt nhớ mãi không?
Khi tôi mới bắt đầu vào nghề, có một hôm tôi không nhận được giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa qua điện thoại. Tôi biết ngày hôm ấy thật là ngày “tốt” nhưng không biết “tốt” đến mức nào. Nửa đêm tôi thức dậy và sực nhớ là chưa kiểm tra giá cả lúc thị trường đóng cửa. Tôi gọi điện thoại và được biết ngày hôm ấy giá lên ngút trời – gấp hai lần mức tôi nghĩ. Tôi nghĩ là tôi lời được vài ngàn đô. Tôi sung sướng phát điên lên, ngủ không được. Cứ như một đứa trẻ khi Noel đến vậy. Tôi sẽ nhớ mãi cảm giác ấy.
Có vụ nào nổi bật hẳn vì một lý do nào đó không ?
Vào 7-7-1986, thị trường chứng khoán sụt 62 điểm (mức kỷ lục). Sáng đó tôi biết là khi thị trường đóng của tôi nên bán ra. Tuy nhiên, vì điều này xảy ra trước khi có thể chuyển đổi theo từng giờ, nên tôi không thể làm hơn vào lúc đó. Chiều ấy tôi đi học lướt ván. Tôi nghĩ tôi sẽ về kịp trước 4 giờ để gọi điện thanh lý hết các cổ phiếu. Rủi thay, tôi chơi môn thể thao này chưa rành nên bị thổi dạt qua bên kia hồ. Tôi biết thời gian đang hết và tất cả quay về kịp giờ trước lúc thị trường đóng cửa. Tôi về không kịp thế là phải trả giá.
Còn vụ nào nữa không ?
Tháng 8-1987, tôi đầu tư vào ngành khai thác vàng. Sau khi bỏ tiền vào rồi, cổ phiếu sụt giá, đèn đỏ lên nhưng tôi vẫn ở lại.
Vậy là cuối cùng anh đã đi theo nguyên tắc của mình.
Vâng, nhưng hầu như là không. Tôi rút ra bài học là nếu ta đã vi phạm kỷ luật một lần thì lần sau dễ “xé rào” hơn. Cũng giống như chuyện vi phạm chế độ kiêng cử vậy – một khi đã vi phạm ta dễ cho phép có những ngoại lệ khác.
Trong thập kỷ qua, các thị trường có thay đổi gì không ?
Trong nghĩa hẹp, có ; trong nghĩa rộng – không. Cơ hội khác, chiến lược khác, nhưng con người và tâm lý vẫn không thay đổi. Nếu những hệ thống bám theo xu hướng không có hiệu quả thì sẽ có hệ thống khác thay thế. Lúc nào cũng có kẻ lỗ lã, có kẻ lời lãi.
Theo anh thì thị trường có chuyện thần thoại nào không ?
Một cái nổi bật là không ai có thể quy phục được thị trường năm này hay năm khác với mức lãi 20 – 30%/1 năm. Mặt khác, công việc mua bán cho thấy là ai cũng thể làm chuyện mua bán được. Và cả hai điều đó không phải là sự thật hoàn toàn.
Thế sao có người buôn bán phải chịu lỗ ?
Trước hết là vì hầu hết trong số họ không có một sách lược dành chiến thắng. Thứ hai, thậm chí trong những người có một sách lược đó rồi thì cũng có nhiều người không làm theo sách lược của họ. Nghề buôn đặt áp lực vào những tính cách con người.
Yếu tố nào tạo nên một nhà kinh doanh giỏi ?
Điều thiết yếu là phải có một đầu óc phóng túng. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp hài hòa giữa tính nghệ thuật và khoa học. Anh cần có đầu óc nghệ sĩ để tưởng tượng, khám phá và hoạch định những sách lược kinh doanh. Anh cần có đầu óc khoa học để chuyển dịch những ý tưởng ấy ra những quy luật kinh doanh cứng rắn và để thực thi những qui luật ấy.
Người ta có thể thành công không khi đi theo hệ thống của người khác ?
Tôi tin rằng hệ thống của một người chỉ có ích hay đem lại thành công cho người xây dựng nên chúng. Điều quan trọng là phương pháp làm ăn phải được cá đem lại thành công cho người xây dựng nên chúng. nhân hóa : nếu không thì ta không đủ niềm tin để làm theo. Thật khó có chuyện triết lý của kẻ khác lại phù thành công trong nghiệp doanh thương không phải là hợp với cá tính của ta. Có thể nói rằng những cá nhân hạng người đi làm theo triết lý của người khác và nhà doanh nghiệp đã thành công ấy cũng không bán cái triết lý của mình đi.
Anh nghĩ gì về lý thuyết của Burton Malkiel ? Tác giả cuốn “A Random Walk Down Wall Street).
Tôi có nhiều điểm đồng ý hơn là bất đồng ý với ông ta. Thị trường chủ yếu là ngẫu nhiên, và hầu hết mọi người không thể quy phục thị trường hay định ra được một thời biểu hoạt động của thị trường được. Các nhà quản lý tiền bạc, trăm người như một đều tin rằng họ có thể tài giỏi hơn thị trường. Tôi có cảm giác là con số đó gần với số 0 hơn là 100. Kinh doanh có lẽ tính nghệ thuật cao hơn nhiều người muốn nghĩ.
Anh có lời khuyên gì cho người mới vào nghề?
Có năm bước căn bản để đi đến thành công. Một là phải tập trung vào các phương tiện, chiến lược và cách sắp xếp thời gian phù hợp với cá tính của mình. Hai là, xác định những biến động giá cả tất nhiên trong khi thừa nhận thị trường là bất qui tắc ở hầu hết mọi thời điểm. Ba là, đoán chắc với mình là những gì bạn tìm ra rất giá trị, xét về mặt thống kê. Bốn là, xây dựng những quy tắc kinh doanh. Năm là, làm theo những quy tắc ấy. Tóm lại là quy về hai điểm sau: Làm cái của riêng mình (tính độc lập), và làm đúng điều phải làm (tính kỷ luật).
Kết luận
Suy cho cùng, chính đầu óc phóng khoáng đã cho phép Blake thành công, và từ đó, thành công trong cả sự nghiệp. Đã nhiều năm, Blake chân thành tin vào yếu tố ngẫu nhiên của thị trường. Khi đối diện với những chứng cứ mâu thuẫn lại, ông đã không bướng bỉnh bênh vực cho cái lý của mình – một phản ứng có tính phản xạ, người ta thường có trong những trường hợp tương tự. Thay vào đó ông ta nghiên cứu vấn đề, và khi có cứ liệu cho thấy quan điểm trước đấy là sai, anh sẵn sàng thay đổi. Có lẽ, khả năng biết thay đổi là một đặc diểm then chốt của một doanh gia thành công. Những tính giáo điều, cứng nhắc hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ thành công trong thị trường.
Trích nguồn ” NHỮNG PHÙ THUỶ TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG” – JACK D.SCHWAGER