Lúc nào bạn cũng có thể học được từ lịch sử, bởi vì bản chất con người không thay đổi và thực sự trên thị trường không có nhiều chuyện mới như mọi người vẫn tưởng. Các mô hình cốc tay cầm (cốc có quai) đã xuất hiện và tái xuất hiện trong từng chu kì trong suốt toàn bộ lịch sử. Trong toàn bộ các thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế xuyên suốt thế kỷ 20, các quỹ lớn và các tổ hợp đầu tư chuyên nghiệp săn lùng những cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất tại thời điểm đó, khiến các cổ phiếu đó tăng giá vùn vụt, và cuối cùng đẩy tỷ lệ P/E lên tới mức mà không ai có thể giải thích nổi, Đó chẳng qua chỉ là sự lặp lại của lịch sử rất nhiều lần, vì bản chất của con người vẫn không thay đổi. —- William J.Oneil (2004),
Bernard Baruch. Thị trường chứng khoán năm 1924 với khuynh hướng đi lên đối với ông dường như rát giống với chiều đi lên của thị trường năm 1897. Ông nhớ lại khoảng thời gian kiếm được rất nhiều tiền đó và dùng kinh nghiệm cũng như tri thức để gặt hái những khoản lợi nhuận mới. Ông cũng thấy sự song hành trên thị trường chứng khoán năm 1924 với thị trường chứng khoán năm 1897. Ông đã dùng kinh nghiệm rút ra được từ những thành công trong năm 1897 để thu được những khoản lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần trên thị trường chứng khoán vì chu kỳ của thị trường lặp đi lăp lại rất giống nhau. Ông cũng nhận thấy giá cổ phiếu tăng kịch trần vào cuối năm 1960 (lúc ông 91 tuổi) rất giống tình huống ông tham gia nhiều năm trước. Lúc đó O’neil cũng cảnh báo mọi người về sự kiện này.
Jesse Livermore. Các chiến lược mà Livermore áp dụng trong suốt thời kỳ thị trường tăng đến đỉnh vào năm 1903 chính là những chiến lược mà ông đã áp dụng khi thị trường tăng kịch trần vào năm 1907 và 1929. Ông đã thực hiện những điều tương tự như Bernard Baruch đã từng làm. Ông dùng sự so sánh song song về thành công lớn đầu tiên của mình trên thị trường chứng khoán để thu được những khoản hoa lợi lớn trong hai chu kỳ thị trường chứng khoán theo sau. Ông thuộc lòng các mức đỉnh thị trường sau những đợt phát triển đi lên mạnh mẽ và dài lâu, để từ đó ông có thể bán cổ phiếu ra đúng thời điểm sau đó hay bán trước (selling short) các cổ phiếu đầu bảng khi các cổ phiếu này đang có khuynh hướng đi xuống.
Gerard Loeb. Ông nhận thấy mức đỉnh thị trường chứng khoán vào năm 1937 rất giống với mức đỉnh thị trường vào năm 1929, khi ông thoát ra khỏi thời kỳ Đại suy thoái. Ông quyết định bán ra và kiếm được một khoản lợi nhuận năm 1937. Ông cũng biết đáy của thị trường năm 1937 cũng tương tự như đáy của thị trường năm 1942. Lúc đó ông nhìn thấy những sự giống nhau của đỉnh thị trường năm 1943 với những đỉnh của các thị trường trước đây diễn ra vào năm 1937 và năm 1929. Chính sự hiểu biết này giúp ông có được những quyết định đúng đắn trong suốt giai đoạn đó.