Chạy theo những cổ phiếu tăng giá ngắn hạn mà không nắm giữ cổ phiếu dẫn đầu: Một nhà đầu tư huyền thoại thành công và giầu có ở đầu thế kỉ 20 có tên là Partridge đã để lại cho lớp nhà đầu tư sau này một câu chuyện kinh điển sau. Có một người đã cung cấp thông tin cho Partrige về cp Climax Motor sẽ tăng giá. Khi cp Climax Motor tăng giá một thời gian, người cung cấp thông tin đã đến gặp Partridge đã nói thị trường sẽ đổi chiều, và khuyên Partridge nên bán đi, và sẽ mua lại được giá rẻ hơn. Partridge đã nói : “Nếu tôi bán cp của mình, tôi sẽ mất vị thế của mình. Sau đó tôi sẽ làm gì…. Đây là thị trường tăng giá mà”. (trích Hồi kí của một thiên tài đầu tư chứng khoán- Edwin Lefèvre).
Khi tôi là một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường được khoảng 1 năm, lúc đấy tôi còn ít kinh nghiệm (mặc dù tôi đã đọc sách đầu tư 2 năm sau đấy mới mở mở tài khoản), nhiều cp khi tôi mua tăng giá theo đúng mô hình cốc tay cầm, nền phẳng. Khi giá tăng được 7-10%, cp điều chỉnh nhẹ, hoặc giảm gần về giá mua, tôi đã sợ hãi bán ra (tất nhiên môi giới cũng khuyên tôi nên bán ra, và nói cp giá đã quá cao). Sau khi bán ra nhiều cp đã tăng giá mạnh, một số tăng giá gấp 2-3 lần. Lúc đấy tôi đã rất tiếc nuối, dằn vặt thân. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều sách đầu tư, viết nhật kí, để cố gắng không phải mắc lai những sai lầm như thế. Tôi đã nhận ra : những khoản tiền lớn thường không nằm trong những đoạn dao động giá riêng biệt, mà chúng nằm trong những xu hướng lớn hơn.
Trong một thị trường tăng giá mạnh, có rất nhiều ngành mà cp ngành đấy tăng giá rất mạnh. Ở thị trường con gấu- thị trường giảm giá, ở những nhịp hồi phục ngắn của thị trường, vẫn có những ngành, cp tăng giá mạnh, tôi chưa nói đến những cp đi ngược thị trường; Những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, có thể thấy rất rõ những động thái của thị trường. Chỉ vì anh ta trở nên mất kiên nhẫn, nóng vội hoặc nghi ngờ khi thi trường cần có thời gian để chuyển biến theo những kế hoạch của anh ta. Đó là lí do mà nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm thường xuyên đánh mất những khoản lợi nhuận của mình. Không phải thị trường đã đánh bại họ. Họ thất bại bởi chinh vấn đề của họ, họ đã không làm theo kế hoạch giao dịch của họ, ko tuân thủ kỉ luật giao dịch. Mặc dù họ có kinh nghiệm nhưng họ đã không có sự kiên nhẫn. ( Kiên nhẫn tạo ra tiền bạc, chứ không phải giao dịch.- Jesse Livermore)
Viêc nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm bất chấp những dao động của thị trường và cố gắng xen vào những động thái đó là một việc quá mạo hiểm. Không ai có thể nắm được những dao động của thị trường. Việc một nhà phân tích kĩ thuật, dự báo diễn biến của thị trường chung, của cổ phiếu dựa vào đồ thị, sóng elliot, ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của thị trường theo Fibonaxi, mây ichimuku, các chỉ báo kĩ thuật macd,rsi, skd, adx…, chỉ để tham khảo, chỉ khi thị trường xảy ra rồi, chúng ta mới biết được dự báo đúng hay sai. Theo một lí thuyết của George Soros, giá tác động vào giá, có nghĩa là không ai biết được thị trường chung hoặc cổ phiếu sẽ dao động như thế nào, sẽ tăng giá hoặc giảm giá đến đâu, nên mọi dự đoán là vô nghĩa. Trong thị trường tăng giá việc của bạn là cố gắng mua vào và giữ cho đến khi bạn tin rằng thị trường tăng giá đã đến hồi kết thúc. Khi đấy bạn sẽ kiếm được số tiền lớn hơn nhiều lần so với việc, bạn mất kiên nhẫn bán những cổ phiếu dẫn đầu (cp đang tăng giá mạnh) trong những đợt điều chỉnh nhẹ của thị trường, sau đo lại mua những cp yếu hơn, đang tăng giá, nhưng sẽ không tăng mạnh và dài hạn như cô phiếu dẫn dắt. Và lần điều chỉnh nhẹ tiếp theo của thị trường bạn lại bán những cp này đi và mua những cp đang tăng giá khác, … cứ như thế, đâu phải mọi quyết định mua bán của bạn đều đúng. Khi bạn bán đi những sự lựa chọn đúng đắn đi thì sau này, bạn sẽ mua phải những cp yếu hơn, hoặc tồi tệ hơn là những cp đang vào chu kì giảm giá. Warren Buffet có nói là nhổ hoa đi để trồng cỏ dại là như thế đấy các bác.
Mời các bác đón xem phần 3- Nhà đầu tư giá trị đu đỉnh- Con bạc dài hạn