Đợt hồi phục mạnh của ttck Hoa Kỳ vừa rồi được thúc đẩy bởi sự kích thích tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Fed đã và tiếp tục chi hàng nghìn tỷ đồng để cung cấp cho nền kinh tế tính thanh khoản và thúc đẩy thị trường một cách giả tạo. Đợt hồi phục sẽ có thể vô ích và dựa trên tính toán của tôi S & P 500 sẽ giảm 85,3% khi nó chạm đáy cuối cùng vào quý 4 năm 2022. Không có khoản kích thích tài chính hay tiền tệ nào cho phép các nhà đầu tư thoát khỏi con gấu thập kỷ thay thế thị trường tăng trưởng thập kỷ 2009-2020 vào ngày 20 tháng 2 năm 2020.
Thị trường chứng khoán đã tiếp diễn như thế kể từ khi bắt đầu vào năm 1802. Mỗi con bò thập kỷ được theo sau bởi một con gấu thập kỉ và ngược lại. Mức giảm tối thiểu từ tất cả các đỉnh bò thập kỷ đến đáy của con gấu thập kỷ là 60%. Bò và gấu thập kỷ là bản chất của thị trường chứng khoán. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia.
Bò và gấu thập kỉ được định nghĩa bởi “công chúng” hay niềm tin tiêu dùng. Tâm lý nhà đầu tư hoàn toàn không liên quan đến một con bò hay con gấu thập kỉ. Cả tài chính của chính phủ hay ngân hàng trung ương đều không thay đổi tâm trạng của công chúng từ tiêu cực sang tích cực được.
Đường màu xanh trong biểu đồ dưới đây mô tả xu hướng tăng trưởng của chỉ số Dow Jones trong 101 năm qua. Xu hướng tăng trưởng 7,5% tương đương với tổng số phần trăm thay đổi đối với tăng trưởng dân số và lạm phát. Đối với những giai đoạn mà công chúng lạc quan.
Chẳng hạn như những năm hai mươi đầu thế kỉ 20, chỉ số cho một số năm kéo dài trên đường xu hướng. Khi công chúng trở nên bi quan, như trường hợp sau vụ sụp đổ năm 1929, Down Jones giao dịch trong một số năm kéo dài dưới đường xu hướng 7,5%.
Con bò 1949 đến 1966 trong biểu đồ trên là do công chúng trở nên lạc quan sau khi Thế chiến II kết thúc. Con gấu thập kỷ 1966 đến 1982 bao gồm chiến tranh Việt Nam, lãi suất 20%, tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ cuộc nội chiến và sự từ chức đầu tiên và duy nhất của một Tổng thống Mỹ.