Các mẫu hình của những siêu cổ phiếu như cốc tay cầm, 2 đáy, nền giá phẳng, nền dốc lên, lá cờ thắt chặt… khác nhau về hình dạng nhưng về cơ bản, tích lũy thì tương đối giống nhau, các mẫu hình khác nhau có thể do nhiều lí do như thị trường chung, cung cầu cổ phiếu cũng như số cp trôi nổi, vvv… Với mẫu hình 2 đáy chúng ta quan tâm đến những nội dung cơ bản sau:
- Mô hình thường hình thành trong khi thị trường chung biến động khá mạnh, và điều đó được phản ánh trong hình dạng mô hình. Mẫu hình có một nhịp giảm, sau đó cổ phiếu cố gắng tăng nhưng chạm kháng cự và cuối cùng kéo trở lại để tạo thành một nhịp giảm thứ hai. Cổ phiếu tăng trở lại một lần nữa và cuối cùng có thể vượt qua và di chuyển lên cao hơn. Sự đột phá thường xảy ra khi thị trường chung cũng đã bật trở lại từ sự điều chỉnh thành một xu hướng tăng mới. Chúng ta lưu ý là ở khu vực 2 đáy và tay cầm (nếu có) cần có những phiên thanh khoản cạn kiệt, thanh khoản thấp.
- Hỗ trợ và kháng cự: giống với mẫu hình cốc tay cầm và các mẫu hình khác, điểm mua cho của mô hình 2 đáy là khi nó vượt qua vào vùng kháng cự gần đây nhất. Đó là đỉnh ở giữa W. Vượt qua kháng cự đó với khối lượng lớn bất thường cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã quay lại cuộc chơi, gia tăng mạnh việc sở hữu cổ phần.
- Rũ hàng: Bạn có nhớ cách rũ bỏ những người nắm giữ yếu hơn trong phần tay cầm của mẫu hình cốc tay cầm? Bạn sẽ thấy cùng một khái niệm ở đây, chỉ là ở một vị trí khác. Lưu ý cách mà đáy thứ hai trong mẫu hình hai đáy phá thủng đáy của nhịp giảm đầu tiên. Điều đó giúp loại bỏ những người nắm giữ yếu hơn, chỉ còn lại các nhà đầu tư vững vàng hơn, những người tạo ra sự hỗ trợ cho đà tăng mới của cổ phiếu.
Đặc Điểm Mẫu Hình:
- Nhịp Tăng Trước Đó: Tối Thiểu 30%- đây là tiêu chí chung của mẫu hình ở nền giá số 1, và trong tiêu chí cp ở giai đoạn 2 cũng có điều kiện này.
- Độ Sâu Mẫu Hình: Tối Đa 40%- lưu ý là trong thị trường con gấu (mà có sự sụt giảm rất mạnh thì cp có thể có độ sâu mẫu hình hơn 40 % chúng ta vẫn chấp nhận
- Thời Gian Mẫu Hình: Tối Thiểu 7 Tuần– thời gian hình thành mẫu hình tối đa thì không có. Ở VN chúng ta có thể có một số mẫu hình 2 đáy rất lớn hình thành trong khoảng thời gian 3-4 năm…
- Đỉnh Giữa của mô hình: Nên Nằm Ở Nửa Trên Của Mẫu Hình Và Nằm Dưới Đỉnh Bên Trái— theo kinh nghiệm của mình thì đỉnh giữa của mẫu hình nên nằm cách đỉnh bên trái không quá 5%, nếu cách quá xa thì mẫu hình thường không mạnh.
- Phá đáy: Đáy Thứ Hai Nên Thấp Hơn Đáy Đầu Tiên- ở những trường hợp mà đáy thứ 2 gần MA50 thì có thể đáy thứ 2 sẽ bằng hoặc cao hơn đáy thứ nhất
- Điểm Mua Lý Tưởng
- Mua khi vượt đỉnh giữa của W. Nếu đỉnh giữa là 30 K, Nên mua ngay ở giá 30.05 K và mua theo qui tắc kim tự tháp của Jesse Livermore. Nếu mô hình 2 đáy có tay cầm thì chúng ta mua khi nó vượt qua đỉnh tay cầm giống hệt như tay cầm của mô hình cốc tay cầm.
- Vùng mua: tối đa 5% từ điểm mua lý tưởng
- luôn mua càng gần điểm mua tối ưu nhất có thể
- Khối Lượng Phiên Phá Vỡ: Ít Nhất 40%—50% trên trung bình 50 phiên
Mô số ví dụ của mô hình 2 đáy
Nếu bạn thấy mô hình cái cốc đáy mà đáy có dạng tam giác nhọn, thì có thể đấy là mô hình 2 đáy, chứ ko phải cốc tay cầm:
HSG- cp leader năm 2016
PHR – cp leader năm 2019
HPG – Cp leader 2016
PVS- cp leader 2014
Nếu đáy thứ 2 gần MA50 thì có thể đáy thứ 2 sẽ không thấp hơn đáy thứ nhất, ví dụ cp dẫn dắt 2014 là cp Gas
Nếu tay cầm quá sâu, chạm xuống nửa dưới mô hình 2 đáy thì thường sẽ thất bại