Thị trường chứng khoán là một cái gì đó rất bí ẩn. Đôi khi nó vận động một cách rất dễ đoán, chẳng hạn như khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao cùng với nền kinh tế ổn định thì giá cổ phiếu tăng. Ngược lại, giá cổ phiếu thường sẽ giảm khi công ty có kết quả kinh doanh không thuận lợi hoặc nền kinh tế tiêu cực. Nhưng thỉnh thoảng, sự vận động của thị trường lại không có liên quan đến các tin tức thậm chí với cả nền kinh tế và chẳng theo một logic nào cả.
Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp là hiện tượng lặp đi lặp lại liên tục theo thời gian, nó thường xen kẽ giữa các đợt suy thoái và tăng trưởng sau mỗi 4 đến 6 năm. Tính chu kỳ này dường như trùng khớp với những giai đoạn thị trường uptrend hoặc downtrend của giá cổ phiếu. Thị trường có xu hướng uptrend khi nền kinh tế tăng trưởng và có xu hướng downtrend khi nền kinh tế trì trệ hoặc suy thoái. Chu kỳ kinh doanh vận động tương đồng với thị trường chứng khoán, chúng có mối tương quan với nhau. Nhưng khi kiểm tra kỹ hơn chúng ta sẽ thấy chu kỳ của thị trường chứng khoán thường xuất phát trước chu kỳ của nền kinh tế hoặc chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp, thường là từ 6 đến 9 tháng trở lên.
Điều này có nghĩa là khi bắt đầu một thị trường chứng khoán uptrend thì nền kinh tế vẫn chưa thực sự tích cực. Tức là giá cổ phiếu sau một giai đoạn downtrend đã bắt đầu ngừng giảm, một số cổ phiếu tăng trở lại trong khi kết quả kinh doanh và nền kinh tế vẫn chưa thực sự khởi sắc. Tâm trạng chung của các nhà đầu tư ở thời điểm đó là chán nản, tất cả đều tràn ngập không khí u ám và tuyệt vọng. Ở giai đoạn cuối của thị trường downtrend sự bi quan xuất hiện ở
khắp mọi nơi. Có một câu nói nổi tiếng là: Thị trường chứng khoán là nơi duy
nhất mà chiết khấu 50% vẫn không ai mua.
Ở giai đoạn cuối của quá trình downtrend giá cổ phiếu và chỉ số thị trường tiếp
tục giảm mạnh nhất là ở các nhóm cổ phiếu tốt nhất, sự hoảng loạn bao chùm
toàn thị trường. Điều này đặt ra sự nghịch lý cho các nhà đầu tư, tức là họ thấy
giá đủ hấp dẫn nhưng không đủ niềm tin để mua.
Sẽ cần từ 6-9 tháng kể từ khi thị trường chứng khoán ngừng giảm(vận động
sideway ở vùng đáy, hay nói cách khác là tích lũy) để nền kinh tế bắt đầu cho tín hiệu tích cực. Tức là sẽ cần khoảng 6 tháng để cho các nhà kinh tế đủ dữ liệu để khẳng định rằng sự suy thoái đã chấm dứt và đang dần hồi phục. Nếu một nhà đầu tư chờ đợi đến khi các thông tin chấm dứt suy thoái được công bố thì cổ phiếu đã tăng hơn 1 năm đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng.
Ở cuối một thị trường uptrend dài hạn, mọi thứ vận động ngược lại. Giá cổ phiếu và chỉ số thị trường bắt đầu giảm. Sự giảm giá này xuất hiện khi các tín hiệu về nền kinh tế vẫn chưa tiêu cực. Trong khi đó các nhà phân tích vẫn đang hô hào mua vào và họ rất lạc quan về nền kinh tế.
Đặc tính của điều kiện kinh tế thị trường chứng khoán thường được họi là “Cơ
chế chiết khấu”. Giá cổ phiếu của một công ty thường có một xu hướng nào đó
kéo dài trong khoảng 1 năm trở lên trước khi xuất hiện các tín hiệu thay đổi về
điều kiện kinh doanh của công ty. Nhưng đa số nhà đầu tư thường quan tâm quá
mức đến các chỉ số chậm chạm của hoạt động kinh doanh (chờ ra báo cáo tài
chính tốt mới mua); lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh thu tăng,….có khả năng
là bất kỳ nhà đầu tư nào chọn cách đầu tư theo những thông tin này sẽ ngạc nhiên vì đôi khi thị trường sẽ thay đổi xu hướng từ uptrend sang downtrend khi những tin tốt này xuất hiện.
Xu hướng giá cổ phiếu thường phản ứng trước khi xuất hiện các tín hiệu rõ ràng
về nền kinh tế hoặc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp….Wyckoff đã dành cả đời mình để tìm hiểu lý do giá cổ phiếu tăng lên hay giảm xuống. Ông nghĩ ra một phương pháp phân tích chỉ phụ thuộc vào hành động của giá. Phương pháp này được gọi là kỹ năng đọc biểu đồ giá. Ông hiểu giá cổ phiếu là thông tin quan trọng cuối cùng trên biểu đồ giá (Trước đó là khối lượng). Những người theo phương pháp của Wyckoff có thể dự đoán chính xác xu hướng vận động trong tương lai của giá dựa trên các thông tin về hành động giá để họ đưa ra quyết định giao dịch hoặc đầu tư phù hợp.
Có 4 giai đoạn tạo nên chu kỳ thị trường chứng khoán: Tích lũy, uptrend, phân
phối và cuối cùng là giai đoạn downtrend. Trong mỗi giai đoạn giá cổ phiếu sẽ
vận động theo đặc trưng riêng. Những người sử dụng phương pháp của Wyckoff
họ có kỹ năng để phân biệt các giai đoạn vì vậy họ sẽ biết khi nào tham gia và
khi nào không.
Trích nguồn dịch và tổng hợp: Hoàng Gia Vị