Charles Faulkner là một nhà giao dịch, tác giả và chuyên gia giáo dục. Ông đã kinh doanh hơn 25 năm và là người sáng lập TradersCoach.com, một trang web chuyên giúp các nhà giao dịch thành công hơn. Ông đã viết một số cuốn sách về giao dịch, bao gồm “Tâm lý giao dịch”, “Giao dịch để kiếm sống” và “Người giao dịch có kỷ luật”. Ông ấy đam mê giảng dạy cho các nhà giao dịch về tầm quan trọng của việc có kế hoạch giao dịch và hiểu biết về tâm lý giao dịch. Mục tiêu của ông là giúp các nhà giao dịch phát triển các kỹ năng và chiến lược cần thiết để thành công trên thị trường.
Charles Faulkner lần đầu tiên tạo dựng được tên tuổi của mình vào năm 1980, khi ông tự khẳng định mình là một nhà giao dịch trong ngày thành công. Ông có thể liên tục tạo ra lợi nhuận và nhanh chóng trở thành một trong những nhà giao dịch thành công nhất thời đại. Charles đã có thể đạt được thành công nhờ khả năng đọc thị trường một cách chính xác và chọn đúng cổ phiếu để đầu tư. Ông ấy có sở trường dự đoán hướng đi của thị trường và thực hiện các giao dịch phù hợp vào đúng thời điểm.
Charles Faulkner nổi tiếng với “Phương pháp Faulkner”, là sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Charles cũng là bậc thầy trong việc khai thác các biến động giá ngắn hạn trên thị trường và được biết đến là người kiếm được lợi nhuận xuất sắc từ những chiến lược này. Charles Faulkner là nguồn cảm hứng cho các nhà giao dịch trên toàn thế giới. Những thành tựu của ông trong ngành giao dịch thật đáng ngưỡng mộ và là điều mà tất cả các nhà giao dịch nên phấn đấu.
Điều gì làm cho các nhà kinh doanh vượt trội hẳn so với những nhà kinh doanh khác?
Một yếu tố cần đề cập đến đó là niềm tin. Trong cuốn Peak Performers ( Những người thành đạt tới đỉnh cao), Charles Garfield nói rằng yếu tố then chốt mà những người này có đó là hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của chính mình. Còn ngược lại, tiến sĩ Michael Lerner đã nghiên cứu và thấy rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy mình có rất ít khả năng trong cuộc sống. Ông đã rút ra kết luận từ hàng ngàn cuộc phỏng vấn với những người đủ mọi ngành nghề. Sự tương phản chung giữa những người thành đạt tới đỉnh cao với đa số dân bình thường đủ để giải thích sự khác biệt chủ yếu giữa những nhà giao dịch nổi bật và tất cả những người tham gia kinh doanh khác. Những người kinh doanh bậc siêu đẳng thì họ tin tuyệt đối vào khả năng thành đạt của mình – một niềm tin dựa vào năng lực của mình trong thương trường. Còn ngược lại, những giao dịch khác thì thiếu tự tin vào hệ thống và phương hướng của mình và khuynh hướng tiêu biểu của nhiều người là đổ lỗi cho những người khác về kết quả của mình. (Ví dụ như những người môi giới,…).
Ngoài niềm tin vào sự thành công của chính mình, những đặc điểm khác để các nhà giao dịch thành công đó là gì?
Một yếu tố quan trọng khác là họ có một cảm nhận thị trường mà họ nắm rõ và sử dụng nó. “Cách cảm nhận thị trường” ở đây tôi muốn nói là một phương pháp, một cách thức hoặc là một hệ thống để nắm được tình hình thị trường. Ví dụ như phương pháp đồ thị của Elliot và phương pháp phân tích bằng đồ thị cổ điển là những cách cảm nhận thị trường thực ra không có khác nhau gì mấy. Kiểu phân tích theo đồ thị cổ điển, kiểu của Gann, của Elliot, hay là kiểu sơ lược thị trường (Market Profile) của Steidtmayer, tất cả các phương pháp này đều có vẻ tốt, miễn là người ta nắm được nó hoàn hảo và làm theo.
Có điểm gì khác điển hình cho những nhà kinh doanh thành công không?
Một yếu tố quan trọng nữa trong các nhà kinh doanh vượt trội đó là họ có một chính sách kinh doanh rất hiệu quả. Tôi sử dụng từ “chính sách” theo nghĩa của NLP thì nó có nghĩa là một loạt các diễn biến nội tâm, các hình ảnh trong tâm trí (sự hình dung), lời nói và những cảm nghĩ , tất cả những cái đã dẫn đến một kết quả mong muốn đó là: thành công. Nhà giao dịch này có thể hành động rất quả quyết nhưng nhà giao dịch kia thì có thể lại đờ người vì do dự. Sự khác nhau nằm ở các “chính sách” của họ.
Tôi e rằng tôi không theo kịp anh. Theo như anh nói thì đặc điểm về các chính sách kinh doanh của các nhà giao dịch thành công này là gì?
Một chính sách kinh doanh có hiệu quả sẽ có những đặc điểm sau: Đầu tiên nó phải tự động. Khi ở trong một tình hình cụ thể, nhà giao dịch ấy sẽ biết cái gì mình sẽ làm chứ không phải đoán. Thứ hai là một chính sách hay sẽ là phù hợp – nghĩa là, nó sẽ không gây ra bất cứ một mâu thuẫn bên trong nào. Thứ ba đó là, chính sách đó phải kết hợp với động cơ thúc đẩy Tránh xa, tức là phải có những kế hoạch cụ thể đối phó với các nguy cơ. Thứ tư là trước khi tiến hành công việc, phải tưởng tượng là công việc kinh doanh đó đang được tiến hành và xem xét thử có gì sai trái xảy ra không. Thứ năm la một chính sách kinh doanh có hiệu quả sẽ cung cấp những dấu hiệu cụ thể cho phép nhà kinh doanh đó đánh giá được giá trị của công việc.
Các nhà giao dịch thành công có những đặc điểm chung nào khác không?
Điều khiển tinh thần mình là một điều cần bàn đến. Những nhà giao dịch ngoại lệ có thể chịu đựng được mọi thứ. Thay vì bối rối khi sự việc xảy ra không theo ý mình, họ vẫn còn bình tĩnh và hành động theo hướng mình. Tình trạng tinh thần này có lẽ đến tự nhiên hoặc là một số họ có cách điều khiển hay xua tan đi những cảm xúc của họ. Trong mỗi trường hợp, họ biết là họ muốn thoát khỏi những cảm giác ấy và giữ bình tĩnh. Thái độ của Pete Steindlmayer khi một tình thế đang tấn công ông đó là “Hùm, hãy nhìn vào nó. Ông bình tĩnh quan sát các tình thế của mình. Bằng cách vẫn giữ bình tĩnh, các nhà giao dịch cừ sẽ suy nghĩ lại để quyết định phương hướng của mình có cần sửa đổi hay không.
Ngoài những nét đáng kể về sự khác nhau giữa những nhà giao dịch thành đạt với những nhà giao dịch thất bại trên, còn có điểm nào khác nữa không?
Một đặc điểm cuối cùng đáng bàn đến làm cho nhà giao dịch thành công khác với những người thất bại liên quan đến những gì tôi gọi là “các phép ẩn dụ có hiệu quả”. Một phép ẩn dụ có hiệu quả quyết định cách chúng ta nhìn nhận thế giới và nó hình thành nên niềm tin, hành động và cách sống của chúng ta. Một số các phép ẩn dụ phổ biến mà các nhà giao dịch sử dụng để mô tả kinh doanh đó là một phụ nữ, một cuộc chiến và một trò chơi. Một ví dụ về các phép so sánh như trò chơi hay giải đáp câu đố ông Richard Dennis nói “Nó như thế là đang đánh một trăm ván cờ cùng lúc”. Ông Dete Steidlmayer nói ông ta đang “giải đáp kinh doanh”, Paul Tudor Jones lại cho rằng “Nó là một trò chơi mà tiền bạc là cách tính điểm”. Mỗi phép ẩn dụ hiệu quả đều dẫn dắt các nhà kinh doanh đến những niềm tin khác nhau và sự tiếp cận thị trường cũng khác nhau.
Những phép ẩn dụ trên hoàn toàn trái ngược với những phép ẩn dụ mà tôi hay nghe trong giới kinh doanh xoàng: “Bữa nay tôi bị xé nát ra” – đã biến kinh doanh thành một con thú săn mồi. “Chúng tôi bị trúng đạn” – phản ánh các suy nghĩ kinh doanh là một cuộc chiến và người nói là một người tham gia cuộc chiến đang bị thương. Phép ẩn dụ nào sẽ giúp bạn cảm thấy khách quan hơn về kinh doanh đang chơi một trò chơi, thậm chí đang đánh bạc, hay là đang tự vệ trước một con thú đang tấn công? Câu trả lời thì thật rõ ràng. Sự khác nhau nằm ở cái gì mà phép ẩn dụ đó nói lên. Trong một trò chơi, có người thắng, kẻ thua nhưng sinh mạng của bạn không bị nguy hiểm như là khi bạn đang bị thú dữ tấn công. Bạn có thể kiên cường phản ứng để thoát khỏi con thú dữ, nhưng phép ẩn dụ đó không thúc đẩy bạn học hỏi và thực hiện các chiến lược và sách lược dài hạn như là một trò chơi. Có một phép ẩn dụ thích hợp với cách kinh doanh là nền tảng cho sự thành công.
TRÍCH ” NHỮNG PHÙ THUỶ TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG” – JACK D.SCHWAGER