Vì sao đám đông dễ tham gia vào các hoạt động đầu cơ mang đầy tính rủi ro, tham gia đầu cơ liều lĩnh dựa trên lời mách nước, dựa trên tin đồn. Hay hoạt động kinh doanh đa cấp lại phát triển nở rộ nếu nó không được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lí, đó do đặc tính bầy đàn của con người.
Trên thực tế, con người là động vật có tính bầy đàn, mang bản chất bầy đàn giống như loài ong, kiến, bò hay ngựa… Hành động của con người đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về luận điểm đó. Bởi vậy, đây là đầu mối không thể thiếu cho bất kỳ cuộc điều tra nào về các vấn đề phức tạp của xã hội loài người…
Trong cuốn sách ”Bản năng của bầy đàn trong hòa bình và chiến tranh của William Trotter, tác giả đã tổng hợp những đặc tính bầy đàn rõ ràng hơn mà con người thể hiện
- Con người sợ hãi và không thể chịu được trạng thái cô độc- dù thể xác hay tinh thần. (Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều nhận ra đặc tính chung này. Đa phần mọi người không thích sự cô đơn. Nếu phải ở nhà một ngày, hầu hết chúng ta đều trở nên chán nản với sự cô độc chỉ trong 1 giờ đầu tiên).
- Con người nhạy cảm với âm thanh của bầy đàn hơn bất kì tác động nào khác. (Tất nhiên đây là nguyên lí ” đi theo đám đông”.)
- Con người phải chịu đựng sự giận dữ của bầy đàn trong bạo lực và cơn hoảng loạn (Những cơn hoảng loạn về kinh tế cũng phản ánh đặc tính này).
- Con người đặc biệt nhạy cảm với sự lãnh đạo (Có người nghĩ ngay đến Hittler hoặc Napoleon, nhưng sử sách còn vô số câu chuyện về các nhà lãnh đạo đám đông.)
- Quan hệ của con người với đồng loại phụ thuộc vào việc người này có được công nhận là thành viên của bầy đàn đó hay không. (Ở đây, chúng ta nói vê lý do tâm lí cho các ”cuộc chiến đại chúng”, lĩnh vực nhân sự hiện đại và khoa học mới về ”quan hệ con người trong công nghiệp”.
Nếu thói quen tư duy ngược dòng chẳng khác ngoài dạy chúng ta cách phát triển nguồn lực của chính mình — và yêu thích đôi khi bị cô đơn thì nó thực sự có ích, bởi khi cô đơn, chúng ta có thói quen suy nghĩ thực sự về một chủ đề cho trước, thay vì dùng lời lẽ người khác để nói về nó. Như một nhà văn từng nói: nếu không suy nghĩ kĩ về một chủ đề, bạn đã không tư duy. Nếu học được cách tư duy, chúng ta có thể gia nhập nhóm thiểu số. Để tìm ra cách tư duy, hãy đưa ra các khẳng định nổi bật cho phép trí óc rà soát lại toàn bộ các ”sự đối lập” và lựa chọn khác mà bạn có thể nghĩ ra. Tôi gọi đó là sự suy ngẫm (hay nghiền ngẫm).Có rất ít người nhìn nhận vấn đề từ 2 phía— hay cố gắng suy nghĩ thấu đáo trên một khía cạnh rõ ràng, họ có lợi thế lớn để gia nhập nhóm thiểu số những người đã ngẫu nhiên rèn luyện não bộ. Đây không phải là nỗ lực để tiêu khiển. Thực tế đa phần mọi người đều tiếp nhận thông tin và hình thành quan điểm một cách gián tiếp — từ những gì họ đọc lướt qua hay nghe loáng thoáng.