Sao anh lại trở thành một doanh gia?
Sự quan tâm của tôi có nguồn gốc từ sự liên quan đến việc say mê bài xì (bài poke) của tôi. Khi mới bắt đầu chơi, tôi đọc bất cứ cuốn sách nào nói về trò chơi và nhanh chóng nhận ra rằng thắng được là nhờ nắm được bài chủ. Nói cách khác, nếu anh chỉ chơi khi lợi thế thuộc về mình thì kết cục là anh sẽ thắng nhiều hơn thua. Tôi nhớ từng nước bài quan trọng và thắng hoài.
Dù thắng nhưng tôi thấy chơi bài chuyên nghiệp chẳng phải chuyện tôi muốn suốt đời. Năm 20 tuổi, tôi xem xét hết các mục “cần người” của tờ New York Times và thấy có ba việc có thể đem lại cho tôi 25.000 USD/ năm (mức lương khởi điểm): nhân viên vật lý, sinh học và doanh gia OTC. Bây giờ tôi cũng không biết đích xác doanh gia OTC là gì nữa, nhưng vì chẳng có bằng cấp học hành gì về vật lý, sinh học và nghề doanh thương xe, ra giống như chơi bài – cả hai đều cần lợi thế – tôi quyết định cứ thử xin làm ở Wall Street. Tôi làm phụ việc ở Pershing & Company.
Anh định nghĩa “sự lợi thế” trong kinh doanh như thế nào?
Năm 1974, tôi bỏ lỡ cuộc chạy đua tháng 10 – tháng 11 ở thị trường chứng khoán. Lỗi lầm ấy, như một chất xúc tác thúc đẩy tôi nghiên cứu sâu hơn trong 2 năm. Tôi muốn có câu giải đáp cho những câu hỏi như: Thị trường sẽ tăng hạn sụt giá trong bao lâu? Thường là sự biến động về giá xảy ra bao nhiêu lần khi nó lên đến đỉnh điểm hoặc hạ xuống mức thấp nhất?
Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy sự lên xuống giá cả cũng giống như con người – chúng cũng có hồ sơ tuổi thọ để tính mức rủi ro. Ví dụ như, mức giãn nở của độ giao động trung bình của chỉ số Down trong suốt thời gian thị trường đang lên là 20%. Điều này không có nghĩa rằng khi thị trường tăng 20% thì nó lên đến điểm cao nhất mà có khi còn sớm hơn, có khi muộn hơn. Nhưng có một điều là khi thị trường tăng hơn 20% và bạn bắt đầu thấy có dấu hiệu có thể lên đến điểm cao nhất, thì cần phải theo dõi sát thông tin đó.
Để so sánh, ta hãy xem việc bảo hiểm nhân thọ mạng vốn có liên hệ đến tuổi thọ trung bình của con người thay vì các biến động giá cả. Nếu ta viết hợp đồng bảo hiểm thay cho ai thì sẽ có một sự khác nhau rất lớn giữa việc viết với người 20 tuổi và cho người 80 tuổi. Nếu vói trường hợp của người 20 tuổi, ta có thể thấy là anh ta sẽ sống rất lâu nữa. Tuy nhiên với người 80 tuổi thì ta không mặn mà ký kết bảo hiểm. Nếu người 80 tuổi ấy là một Jack Lalanne – có thể hít đất 200 cái, bơi qua eo biển Manche vậy quá tốt ta có thể ký hợp đồng với ông ta. Nhưng ví dụ một người cũng 80 tuổi, hút 3 gói thuốc lá hiệu camel/ngày, uống hơn một lít uytski/ ngày và lại bị lao phổi – thì có lẽ anh chẳng muốn kí hợp đồng đâu. Cá nhân càng có tuổi thì các triệu chứng của họ càng có ý nghĩa quan trọng.
Tương tự như vậy trong một thị trường đã ở giai đoạn lão hoá điều đặc biệt quan trọng là phải biết hoà hợp các dấu hiệu của một mục đích tiềm ẩn với xu hướng hiện có. Xin trở lại sự so sánh với việc bảo hiểm, hầu hết những người có làm ăn với thị trường chứng khoán không biết sự khác nhau giữa một anh thanh niên 20 tuổi và một ông già 80 tuổi. Theo ý tôi, một trong những lý do tại sao nhiều nghiên cứu phân tích chuyên môn không đem lại hiệu quả cao là vì người ta thường áp dụng chúng một cách cào bằng, thiếu chọn lọc. Thí dụ, nếu ta thấy được một mô hình trong đó có cái giống nhau với một anh chàng 20 tuổi là tại tỷ lệ “tử vong” của thị trường khó diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên nếu ta thấy sự thành lập biểu đồ trong thị trường tương đương với một ông lão 80, thì có rất nhiều cơ hội để mô hình đó đạt tới dấu chỉ đỉnh điểm của giá cả. Làm ăn trong thị trường mà không biết thị trường đang ở trong giai đoạn nào thì cũng như đi kí hợp đồng bảo hiểm mà 20 hay 80 tuổi gì cũng lấy cùng mức phí.
Trí thông minh đã cản trở sự thành công trong kinh doanh như thế nào?
Giả sử anh là một sinh viên thông minh tốt nghiệp đại học Havard, anh được làm việc với một nhà kinh doanh hàng đầu, và trong vòng một năm họ giao cho anh một danh sách vốn đầu tư trị giá 5 triệu đôla. Anh sẽ nghĩ rằng anh là người như thế nào? Hầu như chắc chắn anh cho rằng mình rất thông minh và làm gì cũng đúng. Bây giờ, giả sử rằng bạn nhìn thấy mình đang ở trong một tình hình thị trường sắp sửa bất lợi cho cổ phiếu của bạn. Phản ứng của bạn sẽ như thế nào? “Tôi đúng”. Tại sao vậy? Bởi vì mọi điều bạn đã làm trong đời đều đúng. Bạn sẽ có khuynh hướng đặt chỉ số thông minh của mình lên trên hoạt động của thị trường. Để trở thành một thương nhân thành công, bạn phải có khả năng thừa nhận sai lầm. Có thể nói là họ thường đúng. Tuy nhiên trong kinh doanh người nào có thể dễ dàng thừa nhận sai lầm luôn là người thắng cuộc.
Ngoài kinh doanh ra, có lẽ không có nghề nào khác trong đó bạn phải thừa nhận rằng mình sai. Hãy nghĩ về điều đó mà xem. Ví dụ, ta xét một luật sư ngay trước một vụ án lớn, ông ta đi chơi với bạn gái và thức đến quá nửa đêm. Ngày hôm sau, ông ta ngái ngủ và chuẩn bị không chu đáo. Cuối cùng, ông ta thua kiện. Bạn có nghĩ rằng ông ta sẽ nói với thân chủ của mình: “Xin lỗi, tối hôm qua tôi đi chơi và thức khuya quá. Nếu tôi lập luận sắc bén hơn, có lẽ tôi đã thắng kiện. Tôi xin trả lại tiền cho ông”. Điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Có thể ông ta luôn luôn tìm kiếm một lời biện hộ nào đó. Ông ta có thể nói đại loại như : “Tôi đã cố gắng hết sức mình nhưng bồi thẩm đoàn có thành kiến”. Ông ta sẽ không bao giờ phải thừa nhận rằng mình sai. Không có ai biết được sự thật trừ ông ta. Trên thực tế, có thể ông ta sẽ nhớ sự thật sâu tít trong tiềm thức đến mức ông ta sẽ không bao giờ thừa nhận với mình rằng chính lỗi lầm của ông ta đã dẫn đến sự thua kiện.
Trong kinh doanh, bạn không thể giấu những thất bại của mình. Tiền lãi, cổ phần mỗi ngày đều phản ánh sự hoạt động của bạn. Nhà kinh doanh cố đổ lỗi cho ngoại cảnh vì những mất mát của mình sẽ không bao giờ học được gì từ những sai lầm của mình. Đối với một nhà kinh doanh, sự giải thích duy lý là con đường chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại cuối cùng.
Trích “NHỮNG PHÙ THUỶ TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG” – JACK D.SCHWAGER