SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU: TẠI SAO CÁC NHÀ MÔI TRƯỜNG NHẮM VÀO THAN ĐÁ CHỨ KHÔNG PHẢI NHỮNG CON BÒ

Những người ăn chay vẫn được coi đại loại là nhóm “bên ngoài”, một nhóm râu ria gồm các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật có làn da nhợt nhạt và có vấn đề với protein. Tuy nhiên, như một báo cáo gần đây của Quỹ Bảo tồn Thế giới (WPF) xác nhận, việc lờ đi chủ trương ăn chay khi đấu tranh chống biến đổi khí hậu chẳng khác gì lờ đi thức ăn nhanh trong cuộc chiến chống béo phì. Hãy quên đi việc chấm dứt dùng than đá đen bẩn hay đường ống khí đốt tự nhiên. Như báo cáo của WPF đã chỉ ra, chế độ ăn chay mở ra một con đường duy nhất hiệu quả để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu

Chứng cứ rất hùng hồn. Theo một nghiên cứu, việc ăn chay giúp giảm khí thải hiệu quả gấp bảy lần chế độ ăn thịt do địa phương chăn nuôi. Một chế độ ăn chay toàn cầu (theo kiểu mùa gì thức nấy) sẽ giảm 87% khí thải do chế độ ăn, trong khi “thịt và sữa bền vững” chỉ giúp giảm 8%. Với việc toàn bộ tác động môi trường của vật nuôi lớn hơn tác động môi trường của việc đốt than, sử dụng khí đốt và dầu thô. Còn có thêm nhiều điều nữa cần cân nhắc. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng họ có thể dùng gà thay cho bò và tạo ra sự khác biệt đối với tác động do chế độ ăn. Thực ra thì không hẳn thế.

Theo một nghiên cứu năm 2010 được trích dẫn trong báo cáo WPF, một sự thay thế như vậy sẽ đạt đến “mức giảm ròng [5-13%] trong tác động môi trường”. Liên quan đến việc cắt giảm chi phí hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn không có thức ăn từ động vật nhai lại sẽ giúp giảm chi phí chống biến đổi khí hậu xuống 50% và chế độ ăn chay giúp giảm hơn 80% chi phí này. Nhìn chung, luận điểm có vẻ khá vững chắc: phong trào ăn chay toàn cầu có thể hiệu quả hơn bất kỳ hành động giảm khí thải GHG đơn nhất nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281