HOẠT ĐỘNG LỪA ĐẢO VÀ THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG (nên tham khảo để hiểu thêm về ttck): ở bong bóng cp điện tử 1959-1962.

 

Những người sáng lập hào hứng làm thỏa mãn cơn khát cổ phiếu vô độ của các nhà đầu tư trong thập niên 1960, họ đã bán ra hàng chục đợt chứng khoán mới. Số lượng chứng khoán phát hành mới trong khoảng thời gian 1959-1962 nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó trong lịch sử.

Cơn điên loạn phát hành cổ phiếu mới vượt qua cả hiện tượng Bong bóng South Sea về cường độ cũng như số lượng các vụ lừa đảo bị vạch trần.

Đó được gọi là cơn bùng nổ điện tử (tronics), vì hoạt động chào bán cổ phiếu thường đưa từ “điện tử” (electronics) bị xuyên tạc theo một cách nào đó vào tiêu đề thông báo chào bán, thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp chẳng liên quan gì đến ngành công nghiệp điện tử. Người mua các cổ phiếu này không mấy quan tâm đến lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động – miễn là nghe có vẻ rất “điện tử”.

Chẳng hạn, hãng American Music Guild với hoạt động kinh doanh chủ yếu là giao bán máy nghe nhạc và đĩa hát tận nhà đã đổi tên thành Space-Tone trước khi “cổ phần hóa”. Cổ phiếu của hãng vốn được chào bán ở mức 2, chỉ trong vài tuần đã tăng lên 14.

Jack Dreyfus của hãng Dreyfus & Company đã bình luận về cơn điên loạn như sau:

“Lấy ví dụ là một doanh nghiệp nhỏ bé sản xuất dây giày trong vòng 40 năm và có tỷ lệ lợi nhuận đáng nể: gấp 6 lần. Hãng đổi tên từ Shoelaces, Inc (hãng sản xuất dây giày) thành Electronics & Silicon Furth-Burners. Trên thị trường hiện nay, cụm từ “electronics” (điện tử) và “silicon” có giá trị lợi nhuận gấp 15 lần. Thế nhưng, vở kịch thật sự lại bắt nguồn từ cụm từ “furth-burners” mà chẳng ai hiểu nổi đó là gì. Một cụm từ khó hiểu đã giúp bạn tăng gấp đôi tổng số điểm mà bạn có. Vì vậy, chúng ta sẽ có tỷ lệ lợi nhuận là 6 lần từ hoạt động kinh doanh dây giày và 15 lần cho cụm từ Electronic & Silicon trong tên mới, như vậy tổng cộng tỷ lệ lợi nhuận là 21 lần. Nhân tỷ lệ này với 2 vì nhờ có cụm từ khó hiểu furth-burners và bây giờ chúng ta đạt tỷ lệ lợi nhuận 42 lần cho một hãng mới.”

Về sau, khi tiến hành điều tra hiện tượng phát hành cổ phiếu mới, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã phát hiện nhiều bằng chứng về hoạt động lừa đảo và thao túng thị trường. Ví dụ, một số chủ ngân hàng đầu tư, nhất là những người bảo lãnh phát hành cổ phiếu với số lượng ít hơn, thường nắm giữ một khối lượng lớn chứng khoán trên thị trường.

Điều này khiến thị trường quá “mỏng” ngay từ khi bắt đầu, do đó giá sẽ tăng nhanh trên thị trường sau khi bán. Trong một lần “phát hành cổ phiếu nóng”, khi mà giá gần như tăng gấp đôi chỉ trong ngày đầu tiên giao dịch,

SEC đã phát hiện một lượng khá lớn trong tổng số cổ phiếu chào bán được bán cho những người môi giới và kinh doanh chứng khoán, nhiều người trong số họ lại giữ chặt số cổ phiếu trong một thời gian cho đến khi có thể bán với giá cao hơn.

SEC cũng phát hiện nhiều người bảo lãnh phát hành chứng khoán đã phân phối một lượng lớn cổ phiếu phát hành nóng cho các thành viên nội bộ của hãng với tư cách là đối tác, họ hàng, quan chức và những người kinh doanh chứng khoán khác được ưu tiên.

Chẳng hạn đã có lần có tới 87% số cổ phiếu mới phát hành được cấp cho các thành viên nội bộ, trong khi lẽ ra phải được bán cho công chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281