ĐÁM ĐÔNG & CƠN SỐT ĐẦU CƠ

 

Tháng 10. Đây là một trong những tháng cực kỳ nguy hiểm để đầu cơ cổ phiếu. Những tháng nguy hiểm khác là tháng 7, tháng 1, tháng 9, tháng 4, tháng 11, tháng 5, tháng 3, tháng 6, tháng 12, tháng 8 và tháng 2.―Mark Twain

Lòng tham vô đáy luôn là đặc điểm cơ bản của mọi cơn sốt đầu cơ trong lịch sử. Trong cơn khát tiền vô độ, người tham gia thị trường sẵn sàng ném đi những cơ sở giá trị vững chắc để chạy theo sự phỏng đoán mơ hồ, không chắc chắn, cho rằng họ cũng có thể vớ được món lãi béo bở bằng cách mua và đợi giá cao để bán cho kẻ ngốc hơn họ mua. Kiểu suy nghĩ như vậy có thể, và đã từng, bao trùm lên nhiều quốc gia.

Tâm lý đầu cơ chính là một nhà hát đầy rẫy những trò lố bịch. Một số vở kịch ở ttck có thể làm những nhà đầu như nhiều năm kinh nghiệm phì cười, nhưng nó cũng tạo ra bi kịch đầu cơ cho không ít người. Trong mỗi câu chuyện, đôi khi cũng có vài người kiếm được một chút tiền, tuy nhiên chỉ có một số rất ít có thể trải qua bình an vô sự.

Trong tác phẩm kinh điển bàn về tâm lý đám đông, The Crowd: A Study of the Popular Mind (Tâm lý học đám đông), Gustave Le Bon đã chỉ ra rằng “Trong đám đông, người ta chỉ càng ngu dốt chứ không hề khôn ngoan hơn.” Có vẻ như không nhiều người từng đọc qua cuốn sách này.

Các thị trường tăng giá với tốc độ chóng mặt mà chỉ dựa vào sự trấn an đơn thuần về mặt tinh thần thường không thể kháng cự trước luật hấp dẫn về tài chính. Giá cả có thể tiếp tục tăng trong nhiều năm, tuy nhiên rốt cục kiểu gì chúng cũng sẽ chuyển động theo hướng ngược lại. Những cuộc đảo chiều theo hướng đi xuống như vậy thường gây ra một cơn chấn động bất ngờ; và cơn sốt đầu cơ càng lớn, hậu quả nó để lại càng khốc liệt.

Khi tất cả mọi thứ rơi vào thời kỳ sụp đổ, một vài người liều lĩnh, khá lanh lẹ và khôn ngoan có thể dự đoán chính xác những cơn sụt giá như vậy và họ trốn thoát mà không bị thua lỗ nặng nề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

097 566 1281